Trầm hương Đức Nam chia sẻ cách làm tinh dầu bằng phương pháp trầm tích

Tinh Dầu Trầm

Có rất nhiều phương pháp sản xuất tinh dầu trầm hương, trong đó, phương pháp trầm tích được sử dụng khá phổ biến. Cách làm này thu được thành phẩm có chất lượng cao hơn so với các phương pháp khác. Hãy cùng Trầm hương Đức Nam tìm hiểu cách làm tinh dầu bằng phương pháp trầm tích.

Mục lục

Tiêu chí thành phẩm tinh dầu

Sản xuất tinh dầu trầm hương bằng phương pháp trầm tích là một trong bốn phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất. So với cách làm cơ học, chưng cất hơi nước và hấp thụ thì phương pháp trầm tích khá dễ thực hiện. Nhìn chung, dù sản xuất bằng phương pháp nào thì vẫn phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Tinh dầu thu được phải có nét đặc trưng của hương thơm tự nhiên
  • Quy trình khai thác phải được chọn lọc nguyên liệu kỹ lưỡng
  • Tinh dầu phải được lấy triệt để ra khỏi nguyên liệu
  • Chi phí bỏ ra cho cả quá trình phải thấp nhất có thể

Tính chất hóa học và vật lý của tinh dầu trầm

  • Dễ bay hơi
  • Dễ hòa tan trong dung môi
  • Dễ bị hấp thụ ở thể khí

Quy trình cách làm tinh dầu bằng phương pháp trầm tích

Phương pháp trầm tích được đánh giá là phương pháp làm tinh dầu phức tạp và công phu, cả quá trình đòi hỏi nghệ nhân phải kiên nhẫn, tỉ mỉ từng chút một. Quy trình sản xuất tinh dầu trầm hương bằng phương pháp trầm tích trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn tẩm trích

Đầu tiên, nguyên liệu sẽ được ngâm trong một bình chứa có sẵn dung môi. Lưu ý, hỗn hợp này cần được trộn đều trong suốt thời gian ly trích. Trong một số trường hợp, để gia tăng khả năng ly trích, nguyên liệu sẽ được xay nhỏ trước.

Ở giai đoạn này, người làm trầm còn trực tiếp khảo sát trước xem việc gia nhiệt có cần thiết hay không. Nếu cần cũng không nên gia nhiệt quá 50 độ C để tránh ảnh hưởng đến mùi thơm của tinh dầu sau này.

Lưu ý khi lựa chọn dung môi:

Phẩm chất và đặc tính của dung môi sử dụng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình. Vì vậy, dung môi dùng trong tẩm trích cần phải đạt được những yêu cầu sau:

  • Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên liệu.
  • Hòa tan kém các hợp chất khác. Có thể kể đến như sáp, nhựa dầu
  • Không có tác dụng hóa học với tinh dầu và không bị thay đổi chất khi tái sử dụng nhiều lần
  • 100% tinh khiết, không có mùi lạ lẫn vào, không độc hại, không ăn mòn thiết bị, có độ nhớt kém.

Xử lý dung dịch ly trích 

Quá trình tẩm trích kết thúc sẽ thu được dung dịch ly trích. Có thể thay thế bằng dung môi mới sau một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào từng nguyên liệu. 

Nếu có nước thì cần loại bỏ ra khỏi dung dịch. Kế tiếp làm khan bằng Na2SO4 và lọc. Dung môi được thu hồi ở nhiệt độ càng thấp càng tốt. Điều này tránh tình trạng sản phẩm bị mất mác và phân hủy. 

Vì vậy nên loại dung môi ra khỏi sản phẩm bằng phương pháp chưng cất dưới áp suất kém hay còn gọi là cô quay. Dung môi thu hồi có thể dùng để ly trích nguyên liệu vào lần kế tiếp. Chất lượng thành phẩm và hiệu quả của phương pháp ly trích này phụ thuộc hoàn toàn vào dung môi dùng để ly trích. 

Xử lý sản phẩm ly trích

Sau khi thu hồi hoàn toàn dung môi, sản phẩm thu được là một chất đặc sệt gồm có tinh dầu và một số hợp chất khác (nhựa, sáp, chất béo). Muốn thu được tinh tinh dầu nguyên chất thì phải tách riêng tinh dầu ra. 

Lúc này, đem chất đặc sệt này đem đi chưng cất bằng hơi nước. Thành phẩm cuối cùng là tinh dầu có mùi thơm tự nhiên. Tuy nhiên, khối lượng thu được khá ít. Song tinh dầu này có chứa một số cấu phần thơm có nhiệt độ sôi cao nên có tính chất định hương rất tốt.

Tiến hành tách dung dịch từ bã

Tách dung dịch từ bã là bước cuối cùng của quy trình. Sau khi tháo hết dung dịch ly trích ra khỏi hệ thống, trong bã còn chứa một lượng dung dịch rất lớn.

 Cụ thể rơi vào khoảng khoảng 20 – 30% lượng dung môi ly trích. Phần dung dịch còn lại nằm trong nguyên liệu thường được lấy ra bằng phương pháp:

  • Chưng cất hơi nước đối với trường hợp dung môi không tan trong nước
  • Ly tâm
  • Lọc ép 

Những phương pháp này hiệu quả với trường hợp dung môi tan trong nước. Cuối cùng tiến hành làm khan và nhập chung với dung dịch ly trích.

Ưu nhược điểm của phương pháp trầm tích

  • Ưu điểm: Thành phẩm tinh dầu trầm thường có mùi thơm tự nhiên, thoang thoảng và rất dễ chịu. Tinh dầu thu được chất lượng cao hơn so với các phương pháp khác.
  • Nhược điểm: Phương pháp này yêu cầu cao về thiết bị khoa học, thất thoát dung môi. Quy trình tương đối phức tạp đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, thời gian gắn bó lâu dài với nghề.

Tinh dầu trầm hương Đức Nam

Tinh dầu trầm hương Đức Nam 100% từ tự nhiên, được chiết xuất trực tiếp dưới bàn tay của nghệ nhân Lê Duy Ân. Tinh dầu trầm hương Đức Nam sạch từ nguyên liệu cho đến quá trình chưng cất và chiết xuất.

Tinh dầu trầm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe:

  • An thần và giúp ngủ ngon
  • Xoa dịu các cơn đau xương khớp
  • Giải quyết các vấn đề dị ứng
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
  • Kích thích quan hệ tình dục
  • Trị mụn và chăm sóc da

Tinh dầu trầm hương Đức Nam

Làm tinh dầu bằng phương pháp trầm tích là cách làm khá phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn lượng kiến thức bổ ích, giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về cách sản xuất tinh dầu trầm hương.

Công ty Trầm hương Đức Nam

Website: Trầm Hương Đức Nam

Fanpage: Trầm Hương Đức Nam

Youtube: Trầm Hương Đức Nam

Địa chỉ VPGD: Số 1/329 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

KCX: TT Hương Khê, Hương Khê, Hà Tĩnh

Hotline: 0838.00.33.66

—————————————————————————————————————–

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

On Key

Related Posts