Bể cá là món đồ làm đẹp không gian được rất nhiều gia đình và văn phòng ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người yêu cá cảnh và thủy sinh. Việc lựa chọn những mẫu bể cá ưng ý từ trước đến nay đều khá khó khăn do chúng tồn tại dưới rất nhiều hình dáng và phương thức sử dụng từ đơn giản đến độc đáo. Đối với những người đam mê sáng tạo và “mày mò” thì việc tự làm một bể cá cảnh cho riêng mình có ý nghĩa hơn rất nhiều. Nếu bạn có hứng thú về cách làm bể cá cảnh tại nhà, hãy theo dõi những hướng dẫn chi tiết, dễ thực hiện sau đây.
Mục lục
Chọn mẫu bể cá cảnh và chuẩn bị nguyên vật liệu
Chọn mẫu Be cá bằng kính đẹp

Trước khi tiến hành cách làm bể cá cảnh bằng kính, bạn hãy tham khảo các mẫu bể cá có sẵn trên thị trường để dễ hình dung nhé. Sẽ có vô vàn mẫu mã cho bạn “tuyển chọn”, tuy nhiên nếu làm tại nhà thì bạn chỉ nên tạo bể cá cảnh dán keo thông thường thay vì các mẫu bể cá cảnh đúc vì chúng cần dây truyền sản xuất đặc thù.
Hãy cân nhắc kích thước tiêu chuẩn cho mẫu bể cá cảnh bạn sắp làm nhé!
– Nếu nuôi loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta (cá xiêm rồng), cá sặc gấm,… thì nên chọn loại bể dài 60cm với kích cỡ tiêu chuẩn 60x30x30cm.
– Nếu chọn nuôi các loại như hồng két, tài phát,… thì hãy dùng bể có kích cỡ 90x45x45cm.
– Nếu bạn nuôi loài cá có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến,… hãy dùng bể 120x45x45cm nhé!
Mẹo đến bạn: Xác định thông số chiều dài, chiều rộng, chiều cao của từng tấm kính trên bản thiết kế bể cá cảnh.
Loại kính dùng trong cách làm bể cá cảnh

Mẹo đến bạn: Không nên chọn kính cường lực làm chất liệu tạo nên bể cá cảnh. Bởi lẽ khả năng vỡ vụn ở các góc kính rất cao chỉ bằng va chạm nhẹ, đặc biệt khi bị tác động bởi kim loại. Nếu vận dụng cách làm bể cá cảnh bằng kính cường lực ngược lại sẽ không an toàn cho cá, cho người và vật dụng xung quanh.
Do đó, khi thực hiện Cách làm be cá bằng kính, chủ yếu dùng kính chịu lực bình thường, tất nhiên vẫn cần đảm bảo về độ dày cần thiết. Loại kính này cũng an toàn hơn do quá trình vỡ diễn ra chậm và được báo trước bằng các vết nứt, bạn có thể thay kính mới kịp thời.
Chuẩn bị nguyên vật liệu làm Be cá bằng kính đẹp

– 5 tấm kính làm bể cá cảnh (độ dày tối thiểu từ 10mm trở lên).
– Keo silicon: 2 lọ keo trắng.
– Máy bắn keo: giúp keo chảy đều, chống rò rỉ nước.
– Băng dính: Cuộn to tầm 10cm.
– Dao cắt kính.
– Bút dấu kẻ đường để đánh dấu khu vực đặt kính.
– Đá mài kính: Làm gọn cạnh kính lởm chởm.
– Dao lam: cắt phần keo silicon thừa.
– Nước lau kinh giúp vệ sinh bể cá.
Hướng dẫn cách làm bể cá cảnh chi tiết, dễ thực hiện
Bước 1: Đo và cắt kính làm bể
– Xác định rõ vị trí của tấm kính lớn cùng các tấm kính nhỏ, tiến hành đo các cạnh.
– Dùng thước góc vuông và dao cắt kính từ tấm lớn thành tấm nhỏ, nếu bạn không thể tự cắt kính hoặc không có đủ công cụ thì có thể nhờ thợ cắt ngay khi mua kính.
Bước 2: Mài kính sau khi cắt để gọn, đẹp, an toàn
Mài đá thật kỹ để loại bỏ những cạnh còn lởm chởm, giúp các tấm kính ghép với nhau khớp nhất.
Bước 3: Tiến hành ghép mặt kính
Bạn tiến hành theo công đoạn:
– Đặt tấm kính làm đáy bể xuống một bề mặt phẳng.
– Đặt tấm kính thành bể và dán băng dính cố định lại, sau đó mới lần lượt đặt các tấm kính còn lại.
– Dùng súng bắn keo và keo silicon bắn vào các điểm giao nhau giữa các tấm kính. Kinh nghiệm chỉ ra trong cách làm bể cá cảnh tại nhà là bắn keo silicon ở bên trong bể trước.
– Đợi keo khô mới lột băng dính cố định bên ngoài ra.
– Bắn keo nốt các khu vực khác.
– Sau khi khô hết mới bắn keo phần đáy bể.
Bước 4: Hoàn thành cách làm bể cá cảnh bằng kính
Bạn lấy dao lam cắt các phần keo silicon còn thừa, rồi dùng nước lau kính vệ sinh các bề mặt. Như vậy bạn đã có cho mình một bể cá đẹp và sáng bóng.
Lưu ý về cách làm bể cá cảnh
Sau khi hoàn thành cách làm bể cá cảnh
Cho dù bạn ứng dụng Cách làm be cá mini hay Cách làm be cá cảnh đẹp với nhiều kích thước, thì khi mới hoàn thành bể cá cảnh, bạn nên đổ đầy nước vào bể. Sau khoảng 2 ngày xem có hiện tượng bị rò rỉ hay không mới đưa vào sử dụng nhé.
Mẹo nhỏ đến bạn: Bạn dùng giấy đa năng lau qua 1 lượt bên ngoài của bể, nếu giấy ẩm thì chứng tỏ bể cá cần được khắc phục.
Tạo hệ thủy sinh trong bể cá
Hệ thủy sinh bên trong bể cá được chia làm 3 phần chính là đất nền, cấu trúc cứng (cây gỗ khô, đá xếp) và cây thủy sinh phổ thông. Do đó, bạn cần phân tầng rõ ràng để bề nhìn từ ngoài trông đẹp và tự nhiên hơn.
Chọn cá và cây thủy sinh phù hợp với kích cỡ bể
Việc bạn chọn ra loài cá thích hợp có thể gia tăng tuổi thọ cho cả cá lẫn hệ thủy sinh, thậm chí tiết kiệm một khoản tiền lớn dùng cho phí hư hỏng, cá chết.
Bần cần ưu tiên quan tâm loại cá rồi mới đến màu sắc và phân tầng sống cho các họ nhà cá.
Dùng bộ tạo khí CO2 thích hợp cho cây thủy sinh
Hãy lưu ý về cách mua linh kiện, lắp đặt và căn chỉnh lượng khí phù hợp khi tiến hành cách làm bể cá cảnh. Bên cạnh đó, lượng ánh sáng chiếu vào bể cũng rất quan trọng, nên hãy điều phối sao cho hợp lý nhất nhé!
Từ hướng dẫn cách làm bể cá cảnh chi tiết trên đây, mong rằng bạn đọc có thể tự tạo riêng cho mình sản phẩm bể cá đẹp mắt ưng ý nhất, giúp cho quá trình chiêm ngưỡng thủy sinh càng thêm hoàn hảo.
Xem thêm: Cách phân biệt bể cá thường và bể cá thủy sinh
Công ty Trầm hương Đức Nam
Website: Trầm Hương Đức Nam
Fanpage: Trầm Hương Đức Nam
Youtube: Trầm Hương Đức Nam
Địa chỉ VPGD: Số 1/329 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
KCX: TT Hương Khê, Hương Khê, Hà Tĩnh
Hotline: 0838.00.33.66
—————————————————————————————————————–